Huỳnh Như

Đại dự án trong ngăn tủDự án chỉnh trangS&agra vẽ tranh đề tài lễ hội

【vẽ tranh đề tài lễ hội】Tầm nhìn của một quy hoạch gia miền Nam

Đại dự án trong ngăn tủ

Dự án chỉnh trang Sài Gòn - Chợ Lớn mang tính biểu tượng của chính quyền miền Nam lúc bấy giờ: muốn xây dựng hình ảnh một đô thành với tên gọi khác,ầmnhìncủamộtquyhoạchgiamiềvẽ tranh đề tài lễ hội diện mạo khác, quy mô và bề thế. Tuy vậy, mong muốn và tầm nhìn đó từ phía bản thân ông Ngô Viết Thụ lẫn những yếu nhân trong chính quyền VNCH đã chỉ dừng lại ở... tầm nhìn và mong muốn, không thành tựu trong thực tế vì nhiều lý do.

Tầm nhìn của một quy hoạch gia miền Nam - Ảnh 1.

Ngô Viết Thụ trình bày đồ án chỉnh trang Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1960 tại Sài Gòn

Tư liệu

Những nỗ lực để xây dựng một bản thiết kế với chi phí rẻ cho chính phủ, ít can thiệp vào sinh kế của người dân (điều này có lẽ là xuất phát sự thấu cảm về hoàn cảnh chiến tranh) của Ngô Viết Thụ đã gặp phải những trở lực ngay khi về nước. Trong đó phải kể đến sự việc phát sinh sau cuộc triển lãm các đồ án chỉnh trang Sài Gòn - Chợ Lớn tại Tòa Đô chánh, giới đầu cơ đã "nhanh nhạy" giành giật mua những khu đất trống trên bản đồ án để bán lại kiếm lãi, đẩy giá bất động sản tăng vụt. Chính phủ sau đó đã không đủ sức ngân sách phát triển dự án.

Nhìn rộng ra, vào đầu thập niên 1960, đường lối của chính quyền ông Ngô Đình Diệm cũng gặp phải nhiều sự chống đối, xã hội bắt đầu có những bất ổn và khả năng bùng phát chiến tranh rất cao. Các viễn kiến như quy hoạch Thủ Thiêm, quy hoạch chỉnh trang mặt bằng trung tâm nối kết Sài Gòn và Chợ Lớn đã phải tạm gác.

Như vậy, nhìn lại lịch sử chỉnh trang Sài Gòn từ thập niên 1940 - 1960 đã có 3 bản quy hoạch, chỉnh trang bị nhấn chìm vào bóng tối. Lần lượt, từ đồ án Pugnaire năm 1943, đồ án Hoàng Hùng 1958 và đến đồ án Ngô Viết Thụ năm 1960, chưa một đồ án nào được duyệt y và hiện thực hóa.

Bản đồ án Sài Gòn - Chợ Lớn mà Ngô Viết Thụ gửi cho chính quyền miền Nam trước khi trở về nhận việc đã được gấp lại, đẩy sâu vào ngăn tủ của Văn phòng tư vấn và chỉnh trang lãnh thổ trên đường Nguyễn Du.

Từ một phúc trình phụ

Đến năm 1965, trước sự gia tăng dân số, vấn đề chỉnh trang đô thị Sài Gòn một lần nữa được chính quyền miền Nam lật lại với những giải pháp căn cứ trên các đồ án cũ của Pugnaire, Hoàng Hùng và Ngô Viết Thụ đã lập trước đây. Nhưng triển hạn 1965 - 1973 khá gai góc bởi các bất ổn chính trị, khó có thể nói câu chuyện quy hoạch một cách tổng thể, khó tránh những chắp vá bởi thời cuộc.

Tầm nhìn của một quy hoạch gia miền Nam - Ảnh 2.

Đồ án chỉnh trang Sài Gòn-Chợ Lớn của Ngô Viết Thụ năm 1959.

NVN KHẢO CỨU TỪ TTLTQG2, TP.HCM

Các tài liệu lưu trữ cho thấy vào thập niên 1960, rất nhiều lần ông được chính quyền miền Nam cử đi ngoại quốc để tìm kiếm một mô hình phát triển cho Sài Gòn. Trong vai trò mới, Ngô Viết Thụ trở lại châu Âu nghiên cứu các tòa nhà quốc hội ở Anh, Pháp và Ý để "thấu đáo cách xếp đặt các cơ quan lập pháp của những nước này" để áp dụng vào việc xây dựng công trình hợp nhất lưỡng viện tại Sài Gòn.

Tranh thủ chuyến công cán dài ngày tại Pháp, KTS Ngô Viết Thụ có những ghi nhận đáng chú ý về sự tái thiết, phát triển các đô thị ở những quốc gia phương Tây sau Thế chiến 2 để có một bản "phúc trình phụ" thể hiện viễn kiến về đường hướng phát triển đô thị lúc đó.

Ông nhận định: "Trước biến chuyển của Pháp quốc vào hồi tháng 5.1968, nước Pháp đã tiến triển khá nhiều về xây cất để đáp ứng nhu cầu hậu chiến và có thể nói về kinh tế nước Pháp đã có một thời được hoàn cầu khen ngợi là nhờ chính sách mượn việc xây cất để đầu tư dài hạn" (Theo Phúc trình gửi Tổng trưởng Phủ Thủ tướng, ngày 16.1.1969 của KTS Ngô Viết Thụ sau chuyến công cán tại Pháp từ 5.8 đến 17.11.1968).

Ông chỉ ra rằng, tuy nước Pháp gặp khó khăn tiền tệ do cuộc nổi dậy của sinh viên, người lao động vào tháng 5.1968 khiến nhiều ngành kỹ nghệ bị đình trệ nhưng "thị trường xây cất vẫn chạy, do đó nạn thất nghiệp không trầm trọng như đáng lẽ phải có", "việc tái thiết các thành phố bị hư hại cũng như việc chỉnh trang các nơi này cho phù hợp với nhu cầu mới không hẳn là xa hoa mà chính là để rải công việc cho khắp nơi có công ăn việc làm hầu giải quyết tình trạng xã hội trước khi bước vào giai đoạn hậu kỹ - nghệ (post-industrielle)".

Ngô Viết Thụ dẫn ra tác phẩm của Jean-Jacques Servan-Schreiber có tên Le défit Américain mà ông từng nghiền ngẫm trong thời còn học ở Paris để nêu bật ý kiến: "Nếu thế kỷ 19 đã thay đổi sức người bằng cơ-khí, sau đó bằng điện-lực rồi đến nguyên-tử năng, thì nền văn minh mới sẽ thay đổi trí óc bằng điện-tử".

Trong bản phúc trình phụ ngày 16.1.1969, ông quan sát và đưa ra một tầm nhìn xa mà đến khi văn bản này được "khai quật" từ dữ liệu số hóa của kho lưu trữ, thì cho thấy rõ ràng về tính tiên tri: "Điều hiển nhiên cho thấy ở châu Âu ngày nay phần lớn các xí-nghiệp đã dần dần thay đổi lối làm việc cũ với quá nhiều nhân công và nhân-viên, bằng máy điện-tử, thế nên phần đông các đại-học cũ phải thay đổi phương-pháp giáo-khoa đặng hướng dẫn cán-bộ tương-lai suy-nghĩ và giải quyết nhiều vấn đề bằng sự tăng gia việc sử dụng máy điện-tử, cả đến phải lập các khoa cấp-tốc chỉ dẫn lối toán-pháp kim-thời (mathématiques modernes) và nguyên-lý toàn diện (théorie d'ensemble)".

Từ đó, ông đề nghị chính phủ miền Nam đầu tư công cuộc phát triển phải bắt đầu với tư duy "chiết-tính nhu-cầu tương lai và chiết-trù việc trùng-tu thái-thiết" phải bắt đầu bằng "sử dụng các loại máy điện-tử, hoặc giao phó chương trình cho các nhà IBM, PULL... thành lập các mémoire (tạm hiểu là dữ liệu - NVN) bằng máy điện-tử để tránh việc chậm trễ khi phải làm lại nhiều lần một việc đã làm".

Ông đề nghị chính phủ miền Nam cử cán bộ "đi học ngay phương-pháp làm việc với việc sử-dụng tối đa các máy điện-tử cho việc thống-kê cũng như trù-liệu chương trình mới". (còn tiếp) 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap